THI CÔNG XOA NỀN HARDENER
THI XOA NỀN HARDENER
Để tăng độ cứng, chống mài mòn và tạo thẩm mỹ cho nền bê tông sau khi hoàn thiện, người ta thường sử dụng bột Hardener dạng bột rắc lên trên bề mặt. Các sản phẩm thường dùng khi thi công xoa nền Hardener là: Victatop, Sikafloor chapdur và Mastertop,…dạng bột, khi thi công dùng để rắc lên bề mặt sàn bê tông hoặc lúc bề mặt vữa còn ướt. Hầu hết trong các nhà máy khu công nghiện nay, bề mặt sàn thường được thi công tăng cứng Hardener và đánh bóng.
Các hạng mục thi công tăng cứng Hardener:
Xưởng cơ khí, kho bãi, sàn các nhà máy công nghiệp,tầng hầm, bãi gửi xe, hành lang, trường học, nhà kho,…
Đa dạng màu sắc cho nhiều sự lựa chọn, tạo tính thẩm mỹ cho bề mắt sàn. Bền màu và không bị phai theo thời gian, dễ dàng vệ sinh, quét dọn, lau chùi,…
Cách thức thi công xoa nền Hardener dạng bột
Chia vật liệu thành 2 phần, rắc thành 2 lớp, lớp thứ nhất rắc 2/3, phần còn lại cho lớp thứ hai.
Tiến hành rắc khô lớp thứ nhất:
Chia bề mặt sàn thành các khu vực nhỏ, khu vực rắc trước, rắc sau, chia vật liệu tới từng khu đó, nhằm thuận tiện cho việc rắc Hardener, tiết kiệm vật liệu cũng như nhân lực.
Sau khi bề mặt bê tông khô, xoa lại bề mặt sàn và rắc lớp Hardener thứ nhất.
Ưu tiên rải các khu vực chân tường, chân cột, khu vực gần cửa ra vào,….trước, vì những nơi này bê tông khô nhanh hơn.
Thấy lớp thứ nhất sậm màu lại và nền bê tông đủ cứng để di chuyển thì dùng máy xoa nền đánh đều bề mặt sàn, xoa vừa đủ để tạo độ ẩm cho bề mặt sàn.
Tiến hành rắc Hardener lớp thứ hai:
Khi bề mặt vẫn còn đang ẩm, tiến hành rải ngay lớp Hardener thứ hai lên.
Dùng máy xoa, xoa lại bề mặt ngay sau khi lớp thứ hai sậm màu do hút ẩm.
Độ bóng của sàn phụ thuộc vào số lần xoa:
Nếu muốn bề mặt chống trượt thì bảo dưỡng ngay sau lần xoa này và không cần xoa lại thêm nữa.
Nếu muốn độ bóng trung bình thì xoa máy từ 3-4 lần.
Nếu muốn bóng hơn thì đợi bề mặt bê tông se lại, dùng máy với lưỡi xoa nằm ngang xoa bề mặt.
Muốn độ bóng cao nhất thì chờ bề mặt bê tông thật se, xoa nền bằng máy với lưỡi xoa hơi nghiêng, độ nghiêng vừa phải để tránh tạo vết hoặc làm bề mặt sàn bị phồng rộp
Sử dụng lưỡi thép không gỉ, xoa lớp thứ 2 trở đi đối với sàn phẩm có màu nhạt.
Nếu yêu cầu bề mặt thật bóng thì xoa thật nhiều lần hoặc đánh bóng lưỡi xoa.
Một số lưu ý:
Chỉ đánh bóng bề mặt nền với các sản phẩm có màu nhạt.
Thời tiết khô nóng, nên hoàn thiện thi công thật nhanh rồi bảo dưỡng tạo độ ẩm cho nền, tránh hiện tượng khô mặt.
Bảo dưỡng:
Bảo dưỡng ngay bề mặt sàn bằng các chất bảo dưỡng chuyên dụng.
Sản phẩm có màu thì không nên sử dụng bao tải ướt, nilong, cát ướt, nước để bảo dưỡng.
Nên che phủ, bảo vệ bề mặt sàn ngay sau khi bảo dưỡng tránh đổi màu, hoen màu và tránh các tác động cơ học khác.
Chú ý:
Bột Hardener không độc nhưng cũng có tính kiềm như xi măng nên trong quá trình thi công nên sử dụng găng tay, khẩu trang để bảo vệ sức khỏe.
Phải vệ sinh cơ thể, rửa tay sạch sẽ sau khi hoàn thiện thi công.
Hiện nay, các nhà thầu thi công thường sử dụng Hardener dạng lỏng do các sản phẩm tăng cứng Hardener dạng lỏng thân thiện với môi trường, sau khi thi công bề mặt sàn có độ bóng rất cao.
không màu, chống bụi, làm lớp phủ và bảo dưỡng cho bề mặt bê tông.
Một vài ưu điểm nổi bật của Hardener dạng lỏng:
Sản phẩm bảo vệ môi trường,không gây độc hại.
Thi công nhanh, rút ngắn thời gian thực hiện.
Chịu được trọng tải tốt.
Tạo ma sát tốt cho sàn, tăng khả năng chống mài mòn.
Trên đây là toàn bộ các ưu điểm và cách thức thi công xoa nền Hardener, rất mong những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn.