NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC NỨT TƯỜNG
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC NỨT TƯỜNG
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tượng tượng nứt vách, tường bê tông khiến ngôi nhà bạn trong rất mất thẩm mỹ và phản cảm. Để khắc phục triệt để tình trạng này là rất khó, tuy nhiên, vẫn có cách để làm giảm và che lấp đi được những vết nứt khó chịu này.
Do đặc điểm khí hậu
Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, hiện tượng nứt trần, nứt tường, nứt cổ trần rất hay xảy ra. Những sự cố này rất khó xử lý, thông thường nếu trám vá bằng các vật liệu gốc ximăng, bitum nhựa đường hay các vật liệu kém đàn hồi, khi công trình có chuyển vị, co dãn do nhiệt vết nứt lại tiếp tục xuất hiện, không xử lý triệt để được.
Xử lý:
- Sử dụng khe co giãn
- Sử dụng các sản phẩm lớp phủ có khả năng đàn hồi cao lên tới 300%, ít bị lão hoá bởi tia tử ngoại mặt trời, tuổi thọ cao. Vì vậy có thể chống thấm, xử lý các vết nứt có chuyển vị lớn. Phạm vi áp dụng:
- Xử lý chống thấm do nứt trần.
- Xử lý vết nứt tường, xử lý khe nứt trần thạch cao đảm bảo mỹ quan trước khi sơn hoàn thiện: Xử lý vết nứt bằng sơn đàn hồi, nhờ khả năng đàn hồi tới 300%, vết nứt sẽ được giải quyết triệt để, sau khi sử lý có thể sơn hoàn thiện.
Do thi công
Vết nứt nhẹ, cạn, hình chân chim, phát triển theo nhiều phương thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch… thường có các lý do: kỹ thuật tô tường (tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng – tối thiểu phải 1cm, tô xong bị nắng nhiều, không dưỡng hộ đúng…). Hoặc việc tô trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình.
Các vết nứt phát triển về chiều dài, độ rộng theo thời gian. Nếu theo dõi cỡ 8 tháng thì vết nứt phát triển chủ yếu theo 6 tháng đầu, đặc biệt là trong tuần đầu tiên. Do mastic đàn hồi nên chỉ khi vết nứt đủ lớn, cường độ kéo đủ lớn vượt qua cường độ kéo của mastic thì ta mới thấy vết nứt dù nó đã nứt trước đó. Nên lưu ý điều này khi đánh giá nứt.
Xử lý:
- Kẻ theo đường nứt bề rộng từ 5 ly đến 1 phân, bắn keo silicon (loại sơn lên được ) rồi sơn lại.
- Đục hết lớp hồ tô,vệ sinh sạch sẽ, đóng lưới thép ,tô lại rồi sơn bả như lúc đầu.
- Đập nguyên bức tường ra xây lại.
Do hiện tượng lún nền móng
Đối với nhà tư nhân, nhất là các nhà xây sử dụng kết cấu móng nông (móng băng, móng bè), khi đang xây hoặc xây xong có hiện tượng lún là rất phổ biến. Thường do móng nhà dân đều không được xử lý triệt để. Hầu hết các nhà khi xây dựng có khảo sát địa chất nền công trình; thiết kế kết cấu móng theo tính toán tải trong nhà và kết quả khảo sát địa chất và thi công theo đúng thiết kế thì nhà sẽ chỉ lún đều vài cm, không ảnh hưởng đến tính ổn định (không xảy ra hiện tượng nứt). Các vết nứt kiểu này ít gặp ở các công trình lớn(sau khi mới xây) được thiết kế đúng và đầy đủ (thừa).
Xử lý:
- Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thép đủ để giữ lưới thép.
- Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô.
- Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên.
- Tô tường bình thường.
Do kết cấu
Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này.
Xử lý:
Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.